Phương án giải quyết khi bị kiện đòi lại đất qua nhiều đời chủ

Hiện nay còn tồn tại rất nhiều trường hợp có những người do không thận trọng trong vấn đề kiểm tra tình trạng của đất mà vướng vào việc mua bán và sử dụng những mảnh đất đã qua nhiều đời chủ, dẫn đến việc bị kiện đòi lại. Vậy trong trường hợp này phương án giải quyết sẽ là gì, hãy cùng Luật Hợp Nhất tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

1. Pháp luật quy định như thế nào về người mua đất bị tranh chấp?

Căn cứ theo Điều 503 Bộ luật dân sự 2015 thì việc chuyển nhượng đất có hiệu lực từ thời điểm đăng ký biến động theo pháp luật nên dù đất có bị tranh chấp mà sổ đỏ đã được sang tên cho người mua thì người đó vẫn được coi là người thứ ba ngay tình.

Tại Điều 133 Bộ luật dân sự 2015 quy định về việc bảo vệ người thứ ba ngay tình cụ thể như sau:

1. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 của Bộ luật này.

2. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.

Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.

3. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.

Như vậy cũng thấy rõ, khoản 3 Điều 3 Luật này đã chứng minh rằng nếu xảy ra tranh chấp thì chủ sở hữu của tài sản cũng không có quyền đòi lại tài sản của người thứ ba ngay tình tuy nhiên vẫn được bồi thường thiệt hại.

2. Phương án giải quyết khi bị kiện đòi lại đất qua nhiều đời chủ

Thực trạng mua phải đất mà đã qua nhiều đời chủ diễn ra rất nhiều trong đời sống thực tế dẫn đến việc bị khởi kiện để đòi lại. Nếu ở trong tình trạng này, sẽ có những phương án giải quyết như sau:

  • Đầu tiên, người mua đất có thể gửi đơn để yêu cầu Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch nếu người mua được thực hiện ít nhất 2//3 nghĩa vụ khi mua bán. Người mua đất có thể nộp đơn lên Tòa án nhân dân cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thành phố trực thuộc trung ương nơi mà có đất thông qua các hình thức như nộp trực tiếp, qua bưu điện hay cổng thông tin điện từ của Tòa án.
  • Hoặc người mua đất có thể liên hệ trực tiếp với các bên liên quan để thực hiện thỏa thuận hủy hợp đồng cũ và công chứng hợp đồng chuyển nhượng rồi tiến hành sang tên sổ đỏ cũng như các hành vi pháp lý đi kèm như đóng thuế và lệ phí tại văn phòng đăng ký đất đai.

Quý bạn đọc có thắc mắc hoặc có nhu cầu cần được tư vấn về vấn đề nêu trên vui lòng liên hệ địa chỉ email: info@hnlaw.com.vn, SĐT: 0972362884 của Công ty Luật TNHH Hợp Nhất để được hướng dẫn thêm!

————————-  

Người thực hiện: Hiểu Khánh

Tham vấn bởi: Đặng Thị Ngọc Anh

(Bản quyền tác giả và sở hữu chuyên đề thuộc về Công ty Luật TNHH Hợp Nhất)

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *