Mức phạt nồng độ cồn năm 2024 đối với ô tô, xe máy là bao nhiêu?

Mức phạt nồng độ cồn năm 2024 đối với ô tô, xe máy là bao nhiêu? Vi phạm nồng độ cồn có bị giữ xe không? Hãy cùng Hợp Nhất Law Firm tìm hiểu thông qua nội dung bài viết dưới đây:  

1. Mức phạt nồng độ cồn đối với xe máy năm 2024

Căn cứ Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt nồng độ cồn khi người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy vi phạm nồng độ cồn như sau:

Nồng độ cồn

Mức tiền

Phạt bổ sung

Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng

(Điểm c Khoản 6 Điều 6)

Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng

(Điểm đ Khoản 10 Điều 6)

Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng

(Điểm c Khoản 7 Điều 6)

Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng

(Điểm e Khoản 10 Điều 6)

Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng

(Điểm e Khoản 8 Điều 6)

Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng

(Điểm g Khoản 10 Điều 6)

 2. Mức phạt nồng độ cồn đối với ô tô năm 2024

Căn cứ Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt nồng độ cồn khi người điều khiển xe ô tô vi phạm nồng độ cồn như sau:

Nồng độ cồn

Mức tiền

Phạt bổ sung

Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng

(Điểm c Khoản 6 Điều 5)

Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng

(Điểm e Khoản 11 Điều 5)

Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng

(Điểm c Khoản 8 Điều 5)

Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng

(Điểm g Khoản 11 Điều 5)

Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng

(Điểm a Khoản 10 Điều 5)

Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng

(Điểm h Khoản 11 Điều 5)

3. Vi phạm nồng độ cồn có bị giữ xe không?

Căn cứ khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, quy định việc tạm giữ xe (hay tạm giữ phương tiện) như sau:

“8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ; trường hợp vụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ.

Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 66 của Luật này nhưng không quá 01 tháng, kể từ ngày tạm giữ. Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 66 của Luật này thì thời hạn tạm giữ có thể được tiếp tục kéo dài nhưng không quá 02 tháng, kể từ ngày tạm giữ.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này. Trường hợp tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thì thời hạn tạm giữ kết thúc khi quyết định xử phạt được thi hành xong.

Người có thẩm quyền tạm giữ phải ra quyết định tạm giữ, kéo dài thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.”

Như vậy, vi phạm nồng độ cồn có thể bị giữ xe không quá 07 ngày. Tuy nhiên, tùy theo mức độ vi phạm thì thời hạn tạm giữ xe có thể được tiếp tục kéo dài nhưng không quá 02 tháng kể từ ngày tạm giữ.

Quý bạn đọc thắc mắc hoặc có nhu cầu cần được tư vấn về vấn đề nêu trên vui lòng liên hệ địa chỉ email: info@hnlaw.com.vn, SĐT: 0972 362 884 của Công ty Luật TNHH Hợp Nhất để được hướng dẫn thêm!

————————-  

Người thực hiện: CV. Tô Thị Nhung

Tham vấn bởi: CV. Đặng Thị Ngọc Anh

(Bản quyền tác giả và sở hữu chuyên đề thuộc về Công ty Luật TNHH Hợp Nhất)

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *