Nhà ở xã hội là loại hình nhà ở được Chính phủ hoặc các tổ chức có liên quan xây dựng và bán với giá cả hợp lý cho các hộ gia đình có thu nhập thấp, nhằm đáp ứng nhu cầu về nhà ở ổn định của người dân. Tuy nhiên, để đảm bảo nhà ở xã hội được mua bởi những người có nhu cầ thực sự, người dân cần phải đáp ứng một số điều kiện và thủ tục đăng ký được quy định bởi pháp luật. Hãy cùng Luật Hợp Nhất tìm hiểu thông qua nội dung bài viết dưới đây.
1. Các loại hình nhà ở xã hội theo quy định pháp
Theo quy định tại Điều 82 Luật Nhà ở năm 2023, nhà ở xã hội bao gồm hai loại chính là chung cư hoặc nhà ở riêng lẻ. Hiện nay, các loại hình kết hợp được triển khai phổ biến bao gồm:
– Chung cư: Đây là dạng nhà ở xã hội được xây dựng theo mô hình chung cư, đáp ứng nhu cầu về nhà ở của người dân đang sống trong khu vực đông dân cư, có thu nhập trung bình hoặc thấp.
– Liền kề: Đây là dạng nhà ở xã hội được xây dự theo mô hình liền kề, phù hợp với nhu cầu của những hộ gia đình có thu nhập thấp nhưng muốn sở hữu một ngôi nhà riêng biệt.
– Nhà tái định cư: Đây là dạng nhà ở xã hội được xây dựng để tái định cư những hộ dân bị ảnh hưởng bởi các dự án công trình, giúp họ có một chỗ ở mới ổn định và tiện nghi hơn.
– Nhà ở xã hội thương mại: Đây là dạng nhà ở xã hội được xây dựng nhằm mục đích bán ra cho người dân với giá rẻ hơn so với giá thị trường, nhưng không được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước như các dạng nhà ở xã hội khác.
2. Đối tượng được mua nhà ở xã hội
Căn cứ quy định tại Điều 76, 77 Luật Nhà ở năm 2023 có hiệu lực từ ngày 01/8/2024, các đối tượng được mua nhà ở xã hội bao gồm:
– Người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ thuộc trường hợp được hỗ trợ cải thiện nhà ở theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng;
– Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn;
– Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;
– Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;
– Người thu nhập thấp tại khu vực đô thị;
– Công nhân, người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong và ngoài khu công nghiệp.
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, công nhân công an, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng đang phục vụ tại ngũ; người làm công tác cơ yếu, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu hưởng lương từ ngân sách nhà nước đang công tác;
– Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
– Đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ, trừ trường hợp bị thu hồi nhà ở công vụ do vi phạm quy định của Luật Nhà ở năm 2023;
– Hộ gia đình, cá nhân thuộc trường hợp bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở;
– Học sinh, sinh viên đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, trường chuyên biệt theo quy định của pháp luật; học sinh trường dân tộc nội trú công lập.
– Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong khu công nghiệp.
3. Điều kiện được mua nhà ở xã hội
Theo quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Nhà ở năm 2023, các đối tượng được mua nhà ở xã hội cần đáp ứng các điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội như sau:
“ Điều 78. Điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội
1. Đối tượng quy định tại các khoản 1, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 76 của Luật này mua, thuê mua nhà ở xã hội thì phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Điều kiện về nhà ở: đối tượng quy định tại các khoản 1, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 76 của Luật này để được mua, thuê mua nhà ở xã hội thì phải chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội đó, chưa được mua hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở dưới mọi hình thức tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội đó hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có dự án nhà ở xã hội nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu; trường hợp thuộc đối tượng quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và g khoản 1 Điều 45 của Luật này thì phải không đang ở nhà ở công vụ. Chính phủ quy định chi tiết điểm này;
b) Điều kiện về thu nhập: đối tượng quy định tại các khoản 5, 6, 7 và 8 Điều 76 của Luật này để được mua, thuê mua nhà ở xã hội thì phải đáp ứng điều kiện về thu nhập theo quy định của Chính phủ; đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 76 của Luật này thì phải thuộc trường hợp hộ gia đình nghèo, cận nghèo theo quy định của Chính phủ.”
Theo đó, các đối tượng được mua nhà ở xã hội cần đáp ứng 3 điều kiện về nhà ở, cư trú, thu nhập như sau:
– Về nhà ở, đối tượng được mua nhà xã hội phải là những người chưa sở hữu được nhà ở riêng; phải là cá nhân chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở tại khu vực sinh sống. Trường hợp có nhà ở thuộc sở hữu của mình thì diện tích ngôi nhà chỉ ở mức bình quân đầu người so với toàn hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu.
– Về cư trú, đối tượng được mua nhà ở xã hội phải đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở xã hội; trường hợp không đăng ký thường trú, thì phải đăng ký tạm trú từ một năm trở lên.
– Về thu nhập, đối tượng được mua nhà ở xã hội còn phải thỏa mãn điều kiện về thu nhập như sau:
+ Phải là cá nhân không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên;
+ Phải thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo.
Quý bạn đọc có thắc mắc hoặc có nhu cầu cần được tư vấn về vấn đề nêu trên vui lòng liên hệ địa chỉ email: info@hnlaw.com.vn, SĐT: 0972362884 của Công ty Luật TNHH Hợp Nhất để được hướng dẫn thêm!
————————-
Người thực hiện: Vũ Thanh Hoan
Tham vấn bởi: NVPL. Nguyễn Việt Hà
(Bản quyền tác giả và sở hữu chuyên đề thuộc về Công ty Luật TNHH Hợp Nhất)