Sau ngày 01/7/2024 không cập nhật sinh trắc học trên ứng dụng ngân hàng có bị phạt không?

Cập nhật dữ liệu sinh trắc học trên ứng dụng ngân hàng áp dụng cho các giao dịch chuyển tiền trên 10 triệu đồng hoặc tổng giá trị giao dịch trên 20 triệu đồng/ngày. Và theo quy định hiện hành sau ngày 01/7/2024 những ai còn chưa cập nhật dữ liệu sinh trắc học thì cần phải đến quầy giao dịch ngân hàng để được hỗ trợ và hướng dẫn thực hiện đối với những trường hợp cần thiết. Như vậy không phải tất cả các giao dịch trực tuyến đều thuộc diện bắt buộc phải xác thực bằng thông tin sinh trắc học. Vậy sau ngày 01/7/2024 không cập nhật sinh trắc học trên ứng dụng ngân hàng có bị phạt hay không, hãy cùng Luật Hợp Nhất tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

1. Vì sao nên xác thực sinh trắc học trên ứng dụng ngân hàng?

Đã có rất nhiều vụ lừa đảo với những thủ đoạn tinh vi nhằm chiếm đoạt tài sản bằng cách yêu cầu người dân cài đặt ứng dụng lạ, truy cập đường liên kết lạ, sau đó chuyển hết tiền trong tài khoản của người bị hại sang một tài khoản khác.Nếu cập nhật sinh trắc học và xác thực bằng khuôn mặt thì sẽ rất khó để kẻ gian có thể lấy được tiền nhất là đối với những giao dịch với số tiền lớn.

Vì thế nếu đã có thẻ căn cước công dân gắn chíp hoặc sau 01/7/2024 là thẻ căn cước thì người dân nên nhanh chóng cập nhật thông tin sinh trắc học trên ứng dụng ngân hàng giúp tăng cường bảo mật.

Theo Quyết định 2345/QĐ-NHNN ban hành bởi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành để triển khai giải pháp an toàn, bảo mật trong thực hiện thanh toán trực tuyến và thẻ ngân hàng có hiệu lực từ ngày 01/7/2024, thì chuyển khoản trên 10 triệu phải xác thực bẳng khuôn mặt. Điều này quy dịnh cụ thể như sau:

“Đối với Giao dịch loại C thuộc nhóm I.3 thì biện pháp xác thực giao dịch tối thiểu đối với khách hàng cá nhân là:

Bằng dấu hiệu nhận dạng sinh trắc học của khách hàng:

(i) khớp đúng với dữ liệu sinh trắc học được lưu trong chip của thẻ căn cước công dân (CCCD) của khách hàng do cơ quan Công an cấp;

(ii) hoặc thông qua xác thực tài khoản định danh điện tử của khách hàng do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập.

– Hoặc bằng dấu hiệu nhận dạng sinh trắc học của khách hàng khớp đúng với dữ liệu sinh trắc học được lưu trong cơ sở dữ liệu (CSDL) sinh trắc học về khách hàng đã thu thập và kiểm tra, khuyến khích kết hợp với phương thức xác thực OTP gửi qua SMS/Voice hoặc Soft OTP/Token OTP.

Trong đó, giao dịch thuộc nhóm I.3 bao gồm:

– Chuyển tiền trong cùng ngân hàng, khác chủ tài khoản.

– Chuyển tiền liên ngân hàng trong nước.

– Chuyển tiền giữa các ví điện tử.

– Nạp tiền vào Ví điện tử.

– Rút tiền từ Ví điện tử.

Giao dịch thuộc nhóm I.3 là giao dịch loại C nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Giao dịch thỏa mãn các điều kiện:

(i) G ≤ 10 triệu VND.

(ii) G + Tksth > 20 triệu VND.

(iii) G + T ≤ 1,5 tỷ VND.

 Trường hợp 2: Giao dịch thỏa mãn các điều kiện:

(i) G > 10 triệu VND.

(ii) G ≤ 500 triệu VND.

(iii) G + T ≤ 1,5 tỷ VND.”

2. Sau ngày 01/7/2024 không cập nhật sinh trắc học trên ứng dụng ngân hàng có bị phạt không?

Theo quy định tại Quyết định 2345/QĐ-NHNN thì việc cần phải xác thực sinh trắc học trên ứng dụng ngân hàng sẽ chỉ áp dụng đối với chuyển tiền, sẽ không áp dụng quy định này cho việc nhận tiền từ tài khoản của người khác. Vì thế nên nếu chưa cập nhật sinh trắc học sau ngày 1/7/2024 thì sẽ không bị phạt, và vẫn nhận được tiền do người khác chuyển khoản (không giới hạn số tiền nhận). Tuy nhiên nếu không thực hiện cập nhật sinh trắc học trên ứng dụng ngân hàng thì khách hàng có thể gặp một vài bất lợi đối với việc bị giới hạn giao dịch trong một lệnh ngân hàng.

Quý bạn đọc thắc mắc hoặc có nhu cầu cần được tư vấn về vấn đề nêu trên vui lòng liên hệ địa chỉ email: info@hnlaw.com.vn, SĐT: 0972362884 của Công ty Luật TNHH Hợp Nhất để được hướng dẫn thêm!

————————-  

Người thực hiện: Hiểu Khánh

Tham vấn bởi: NVPL. Nguyễn Việt Hà

(Bản quyền tác giả và sở hữu chuyên đề thuộc về Công ty Luật TNHH Hợp Nhất)

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *