Tài sản góp vốn vào doanh nghiệp được pháp luật quy định như thế nào?

Khi thành lập doanh nghiệp chủ sở hữu, cổ đông, thanh viên Công ty sẽ phải góp vào công ty 1 số vốn nhất định được gọi là vốn điều lệ.

1. Các loại tài sản có thể sử dụng để góp vốn thành lập doanh nghiệp

Điều 35 Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định về tài sản góp vốn như sau: “Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.”

Như vậy, theo quy định của pháp luật, các loại tài sản sau đây có thể được dùng để làm tài sản góp vốn:

  • Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam;
  • Ngoại tệ tự do chuyển đổi;
  • Vàng;
  • Giá trị quyền sử dụng đất;
  • Giá trị quyền sở hữu trí tuệ (bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn);
  • Công nghệ, bí quyết kỹ thuật;
  • Các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

2. Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn

Điều 36 Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định về việc quyển quyền sở hữu tài sản góp vốn, theo đó, điều luật quy định như sau:

  • Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Vậy các tài sản bắt buộc phải đăng ký quyền sở hữu? Theo quy định của Bộ Luật khoản 1 Điều 106 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản được đăng ký theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và pháp luật về đăng ký tài sản.

Tại khoản 1 Điều 107 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định bất động sản bao gồm:

  • Đất đai;
  • Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;
  • Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;
  • Tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, đối với các tài sản là bất động sản nêu trên cần đăng ký quyền sở hữu và khi góp vốn vào doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó

  • Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản.

Các tài sản là động sản cần đăng ký quyền sở hữu bao gồm:

  • Tàu biển
  • Phương tiện nội thủy địa
  • Tàu cá;
  • Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;
  • Tàu bay;
  • Phương tiện giao thông đường sắt;
  • Bảo vật quốc gia;
  • Vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

3. Định giá tài sản góp vốn

Tài sản góp vốn vào doanh nghiệp không phải là đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến tài sản góp vốn vào doanh nghiệp. Quý bạn đọc có thắc mắc hoặc có nhu cầu cần được tư vấn về các vấn đề pháp lý có liên quan xin vui lòng liên hệ địa chỉ email: info@hnlaw.com.vn, SĐT: 0972 362 884, Website: luathopnhat.com.vn của Công ty Luật TNHH Hợp Nhất để được hướng dẫn thêm!

————————-

Phụ trách nội dung: Phan Thị Hiền – CVPLCC Công ty Luật TNHH Hợp Nhất

(Bản quyền tác giả và sở hữu chuyên đề thuộc về Công ty Luật TNHH Hợp Nhất)

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *