Căn cứ khoản 2 Điều 50 Quyết định 595/BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện lập, nộp hồ sơ; trích nộp tiền bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo đúng quy trình, quy định của pháp luật.
Trường hợp người lao động nghỉ việc, người sử dụng lao động phải kịp thời lập hồ sơ báo giảm BHXH gửi tới cơ quan BHXH.
Như vậy, khi người lao động nghỉ việc tại doanh nghiệp, thẻ bảo hiểm ý tế sẽ hết giá trị vào ngày cuối cùng của tháng doanh nghiệp báo giảm BHXH. Khi đó người lao động làm thế nào để được tiếp tục hưởng bảo hiểm xã hội. Tại bài viết này, Luật Hợp Nhất sẽ hướng dẫn Quý bạn đọc tự thực hiện thủ tục đóng bảo hiểm y tế sau khi nghỉ việc và không có tổ chức, đơn vị để tiếp tục tham gia đóng bảo hiể xã hội.
Căn cứ vào Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 quy định đối tượng được tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình là người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký thường trú, trừ những người thuộc các đối tượng sau:
– Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng;
– Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng;
– Nhóm do ngân sách nhà nước đóng;
– Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng;
– Nhóm do người sử dụng lao động đóng
Quý bạn đọc muốn biết thêm mình có thuộc các trường hợp nêu trên hay không có thể tham khảo thêm các Điều 1,2,3,4,6 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.
Như vậy, sau khi nghỉ việc, người lao đông có thể tự đóng bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình. Khi đó người lao động sẽ được cấp thẻ BHYT mới có giá trị nối tiếp với ngày hết hạn của thẻ cũ. Mức hưởng của thẻ BHYT mới này là 80%. Đồng nghĩa với đó, khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến, bệnh nhân sẽ được thanh toán 80% chi phí khám chữa bệnh.
Quý bạn đọc có thắc mắc hoặc có nhu cầu cần được tư vấn về các vấn đề pháp lý có liên quan xin vui lòng liên hệ địa chỉ email: info@hnlaw.com.vn, SĐT: 0972 362 884, Website: luathopnhat.com.vn của Công ty Luật TNHH Hợp Nhất để được hướng dẫn thêm!
————————-
Phụ trách nội dung: Phan Thị Hiền – CVPLCC Công ty Luật TNHH Hợp Nhất
(Bản quyền tác giả và sở hữu chuyên đề thuộc về Công ty Luật TNHH Hợp Nhất)